Chẳng cần nhìn "con hàng xóm", mẹ bầu muốn biết con mình có phát triển tốt hay không nên quan tâm đến những tiêu chí này.
Tâm lý "béo mới khỏe" cùng những áp lực nuôi con "so kè cân nặng" khiến nhiều bà mẹ ngày nay luôn luôn trong tình trạng căng thẳng. Tuy nhiên, một đứa trẻ 3 tuổi đã nặng bằng bé 9 tuổi, bụ bẫm hơn tất cả những em bé "con hàng xóm" liệu có khỏe mạnh?
Muốn nuôi con khỏe mạnh dài lâu, ngoài cân nặng, thực chất, mẹ bầu cần quan tâm đến nhiều tiêu chí khác nữa, trong đó quan trọng nhất là 3 tiêu chí sau:
Tăng cân một cách khỏe mạnh
Cân nặng là một chỉ số quan trọng giúp mẹ theo dõi tình trạng sức khỏe của con. Tăng cân khỏe mạnh là không tăng cân quá nhanh, không thừa cân béo phì và có số cân nằm trong vùng màu xanh (vùng cân nặng bình thường) trong bảng theo dõi chiều cao – cân nặng theo tuổi của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO.
Bảng theo dõi cân nặng bé gái từ 0 đến 5 tuổi (theo WHO)
Bảng theo dõi cân nặng bé trai từ 0 đến 5 tuổi (theo WHO)
Chế độ dinh dưỡng cân bằng ngay từ những năm đầu là vô cùng quan trọng đối với sự tăng cân khỏe mạnh và phát triển dài lâu của trẻ. Trẻ ăn quá nhiều đạm trong giai đoạn đầu đời sẽ có nguy cơ béo phì cao gấp 2.43 lần so với nhóm ăn lượng đạm thấp, về lâu dài còn có những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như tăng huyết áp, đái tháo đường, các bệnh tim mạch, hô hấp và xương khớp...
Nuôi con bằng sữa mẹ là phương pháp tốt nhất để cung cấp chế độ dinh dưỡng cân bằng ngay từ đầu vì có hàm lượng đạm vừa đủ và có khả năng điều tiết một cách tự nhiên để phù hợp với nhu cầu đạm luôn thay đổi của trẻ.
Tuy nhiên, khi cho trẻ sử dụng sản phẩm dinh dưỡng công thức, vì các sản phẩm này có hàm lượng đạm cố định và đa số có hàm lượng đạm cao vượt quá nhu cầu của trẻ, mẹ cần chọn loại sữa có Đạm chất lượng với hàm lượng đạm vừa đủ để đảm bảo con mình không bị thừa đạm và không béo phì.
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ sơ sinh
Rất dễ nhận thấy sau 6 tháng tuổi, đặc biệt là trong giai đoạn "tiền học đường" (từ 2 – 6 tuổi), trẻ rất hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, dị ứng, sốt, viêm đường hô hấp… Do đây là giai đoạn trẻ ăn các loại thực phẩm mới, đi học mẫu giáo và tiếp xúc nhiều hơn với môi trường bên ngoài nên nguy cơ nhiễm khuẩn cao, bởi lượng kháng thể thụ động trẻ nhận từ mẹ giảm trong khi kháng thể chủ động mà cơ thể trẻ tự tạo chưa đầy đủ.Để trẻ có sức đề kháng khỏe mạnh, mẹ cần cung cấp chế độ dinh dưỡng cân bằng , nhất là về chất đạm, vì đây là thành phần chính của kháng thể để củng cố hệ miễn dịch cho trẻ. Mẹ cần chọn những sản phẩm dinh dưỡng có hàm lượng đạm vừa đủ, chất lượng đạm tối ưu, gần với sữa mẹ để hệ miễn dịch của bé phát triển. Bên cạnh đó, mẹ cần phối hợp các bệnh pháp để chăm sóc hệ miễn dịch của bé một cách toàn diện: ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung vitamin A và sắt, kẽm, tiêm chủng đủ và đúng lịch, rèn luyện thói quen vận động phù hợp với lứa tuổi…
Có hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ thể hiện ở tần suất đi tiêu đều đặn, không mắc các vấn đề về rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng, nôn trớ, tiêu chảy, táo bón....Trẻ sơ sinh càng lớn, tầng suất đi tiêu càng giảm, tuy nhiên, thông thường một đứa trẻ từ 1 – 3 tuổi có số lần đi ngoài tiêu chuẩn là 1.4 lần/ngày. Trẻ từ 3 tuổi trở nên thường đi tiêu ít nhất 1 lần một ngày. Nếu trẻ bị táo bón hoặc tiêu chảy trẻ sẽ không hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng.
Dễ nhận thấy, trẻ bú sữa mẹ thường đi tiêu dễ dàng, ít gặp các vấn đề về rối loạn tiêu hóa. Bởi sữa mẹ hàm lượng đạm thấp hơn nhưng có 70% đạm Whey - loại đạm chất lượng cao, dễ hòa tan nên dễ tiêu hóa, dễ hấp thu. Trong khi đó, hàm lượng đạm trong sữa bò chưa tinh chế cao gấp 3 lần đạm sữa mẹ nhưng đạm Whey lại chỉ chiếm 23% và đạm Casein lên tới 77% nên gây khó tiêu, đầy bụng, dễ táo bón và nguy cơ dị ứng.
Do đó, khi cho trẻ làm quen với sữa công thức, mẹ nên chọn cho trẻ những loại sữa có Đạm Chất Lượng với hàm lượng vừa đủ và có thành phần đạm Whey cao và có thể được thủy phân, cắt nhỏ nhiều lần sẽ giúp bé dễ tiêu hóa và dễ hấp thu dưỡng chất hơn so với đạm sữa bò còn nguyên vẹn.
(Theo Khám khá)
Nhận xét
Đăng nhận xét