Một chiếc máy bay giấy chẳng thể nào giống với chiếc Ford Everest mới. Tuy nhiên, những yếu tố làm cho một chiếc máy bay giấy có thể dễ dàng bay lượn trên không trung đã được những kỹ sư tại Ford áp dụng, để tạo nên chiếc xe Everest với thiết kế khí động học đặc biệt.
"Bí quyết để tạo nên một chiếc máy bay giấy hoàn hảo là ở các chi tiết", ông Rob Carstairs, chuyên gia cấp cao về khí động học của xe Ford khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cho biết. "Mỗi nếp gấp trên mặt giấy đều có thể tạo nên sự khác biệt giữa sự thành công và thất bại của chiếc máy bay giấy đó. Chiếc Everest cũng vậy. Chúng tôi đã dành hàng ngàn giờ căn chỉnh từng tính năng của chiếc Everest để đảm bảo khả năng vận hành tính khí động học đạt mức tốt nhất. Tính khí động học cao đồng nghĩa với việc tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn, và tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn đồng nghĩa với việc người sử dụng sẽ tiêu tốn ít nhiên liệu hơn".
Các kỹ sư đã dành hàng ngàn giờ căn chỉnh từng tính năng của chiếc Everest để đảm bảo tính khí động học đạt mức tốt nhất.
Để làm được điều đó, những kỹ sư Ford đã tận dụng các thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu Ô tô và Đào tạo Cao cấp (ACART) tại Trung tâm Phát triển Sản phẩm khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Ford gần Melbournne, Úc.
Đường hầm gió của ACART giống như một gara cỡ lớn, nơi kỹ sư Ford có thể lấy những chỉ số khí động học có được qua hàng loạt các thử nghiệm ở nhiều điều kiện giả định khác nhau. Sử dụng những chỉ số này, các kỹ sư có thể xác định được bộ phận nào tạo ra nhiều lực cản nhất và bộ phận nào làm cho chiếc xe tối ưu tính khí động học nhất. Trải qua hơn 100.000 giờ mô phỏng và vô số điều chỉnh tỉ mỉ trong thiết kế, các kỹ sư đã giảm lực cản của Everest xuống còn 0.389.
Làm sao để thiết kế được một chiếc xe mang tính khí động học là một bài toán về sự cân bằng. Chiếc Everest cần có khả năng lướt trong không khí mà không ảnh hưởng đến hiệu quả off-road của nó. Để đạt được điều đó, Carstairs và các cộng sự của ông đã thiết kế tấm chắn khí động học được đặt bên dưới cản trước xe. Không những hướng luồng khí xuống dưới gầm xe để tiết kiệm nhiên liệu, tấm chắn này còn được thiết kế để ít ảnh hướng nhất tới khoảng sáng gầm xe, cung cấp khả năng off-road cũng như tối ưu hoá khả năng tiết kiệm nhiên liệu trên đường.
Một tính năng khí động học khác của Everest là cánh gió được thiết kế trên gương bên thân xe, những chi tiết này đã đạt được hai mục tiêu, không những giảm lực cản mà khả năng này còn giảm thiểu tiếng ồn khi mở cửa sổ trong lúc lái xe. Thanh đẩy khí động học nằm ở hai bên cửa sổ sau cũng giúp định hướng luồng khí và giảm lực cản của xe.
Chiếc xe Ford Everest có thể khác xa so với một chiếc máy bay giấy, nhưng quy tắc khí động học của chúng lại hoàn toàn giống nhau: yếu tố quan trọng nhất là sự chú ý tới từng chi tiết dù là nhỏ nhất. Tuân thủ theo nguyên tắc đơn giản này, các kỹ sư Ford đã tinh chỉnh tính khí động học của Everest và tạo nên một chiếc xe hiệu quả và tinh tế hơn, tiết kiệm chi phí sở hữu trong thời gian sử dụng nó, đồng thời mang đến một trải nghiệm lái xe thoải mái, và nhẹ nhàng hơn.
Theo http://www.trustmotors.org/tin-tuc/ford-everest-moi-co-thiet-ke-khi-dong-hoc-cua-may-bay-giay/
Nhận xét
Đăng nhận xét